Gửi vào: 16/10/2023     Cập nhật: 16/10/2023

Đứng Tên Hộ Trên Đăng Ký Doanh Nghiệp Có Rủi Ro Gì?

Có nhiều lý do, người cần thành lập doanh nghiệp không thể hoặc không tiện đứng ra thành lập doanhg nghiệp. Vì vậy cần nhờ người khác đứng tên hộ trên đăng ký doanh nghiệp để đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Nội dung trong bài viết:

  • Những người không thể tham gia thành lập doanh nghiệp;
  • Các rủi ro tiềm tàng đối với người đứng tên hộ;
  • Cách phòng tránh đối với người đứng tên hộ và người nhờ đứng tên hộ.

Thành lập doanh nghiệp mới rất dễ

Lập doanh nghiệp mới rất đơn giản

  1. Những người không thể tham gia thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Để tạo công bằng trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp và các chủ thể khác trong xã hội, vì vậy nhà nước cần ngăn cản và cấm một số người, tổ chức tham gia thành lập doanh nghiệp.

Căn cứ vào khoản 25 Điều 4 LDN 2020, người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 LDN 2020 có quy định các đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp.

“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  1. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  3. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  4. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

  1. e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  1. g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
  2. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
  3. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  4. b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  5. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
  6. a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
  7. b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
  8. c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.”

Ngoài các đối tượng trên, các đối tượng sau không được tham gia thành lập doanh nghiệp:

  • Căn cứ khoản 1 Điều 180 LDN 2020 quy định:

“Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

1.Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Căn cứ vào khoản 3 Điều 188 LDN 2020 quy định:

“Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

3.Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”

Như vậy, pháp luật quy định rất chặt chẽ về đối tượng không được tham gia thành lập, góp vốn thành lập doanh nghiệp để bảo vệ các nhà đầu tư, các tổ chức, các khách hàng, và tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế.

Bên cạnh đó có một số nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài không được tham gia đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nếu thành lập tổ chức kinh tế cần đáp ứng rất nhiều điều kiện theo quy định của pháp luật.

 

  1. Các rủi ro tiềm ẩn khi nhờ người đứng tên hộ trên đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Rủi ro đối với người nhờ đứng tên hộ.

  • Sảy ra tranh chấp về quyền lợi hoặc nghĩa vụ trong công ty.

Sau thời gian thành lập và hoạt động doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt và có lãi. Đây là khoảng thời gian dễ sảy ra tranh chấp về quyền lợi của các cá nhân trong công ty, giữa người nhờ đứng tên hộ và người được nhờ đứng tên hộ.

Nếu công ty làm ăn không tốt, có nhiều khoản nợ phải trả, hoặc các sự kiện pháp lý khác sảy ra. Lúc đó chủ nợ, các cơ quan tổ chức tiến hành các hình thức pháp lý để đòi quyền lợi từ công ty, chủ sở hữu là người đứng tên hộ sẽ bị truy thu theo vốn điều lệ công ty đã đăng và cam kết góp.

Hoặc sảy ra sự kiện pháp lý về hình sự, người đứng tên hộ sẽ gặp rắc rối pháp lý do các cơ quan điều tra sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, khoảng thời gian dể cơ quan có thẩm quyền điều tra thường kéo dài gây mệt mỏi cho chủ sở hữu đứng tên hộ.

Vì vậy, người nhờ đứng tên hộ hoặc người được nhờ đứng tên hộ trên đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nên cân nhắc rất kỹ. Nếu đồng ý đứng tên hộ thì các bên nên có văn bản thỏa thuận, cam kết để có cở sở pháp lý trình ra bằng chứng hoặc để có bằng chứng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

b. Rủi ro đối với người được nhờ đứng tên hộ trên đăng ký doanh nghiệp.

Chủ sư hữu doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh

Chủ sở hữu công ty đã đăng ký đầu tư 2 tỷ đồng

Người được nhờ đứng tên hộ trên đăng ký doanh nghiệp ở phần chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư có ít rủi ro hơn về góc độ pháp lý. Nhưng phần rủi ro về tiền và trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của công ty tương ứng với số tiền đăng ký góp trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để giảm rủi ro khi đứng hộ tên trong đăng ký doanh nghiệp về phần chủ sở hữu hoặc là người góp vốn đầu tư, người đứng tên hộ nên yêu cầu người nhờ đứng tên phải nộp tiền vô tài khoản công ty tương ứng với số tiền đăng ký với cơ quan nhà nước và tương ứng với số tiền ghi trên giấy đăng ký kinh doanh.

Sau đó công ty phải phát hành giấy tờ, chứng minh nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu đã góp vốn đủ, và có sao kê tài khaorn ngân hàng công ty xác nhận số tiền đã nhận về phần nộp tiền này.

Theo khuyến cáo của chúng tôi, để an toàn về mặt pháp lý, để bảo vệ các bên nếu có tranh chấp sảy ra, và tránh các trường hợp tranh chấp vì không có sự thống nhất trước khi đứng tên hộ. Khách hàng nên có thỏa thuận trước và nhờ văn phòng luật sư tư vấn,  soạn thảo các điều khoản, các thỏa thuận đó.

 

Để được hỗ trợ các vấn đề khác về dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chứng tôi theo thông tin sau:

Điện thoại: 0906847588

Email: luatvina10b@gmail.com

Hỗ Trợ Pháp Lý
Công ty TNHH Luật Vina và Cộng Sự
Điện thoại: 0906847588
Luatvina10B@gmail.com