Gửi vào: 18/09/2023     Cập nhật: 18/09/2023

Nhân Viên Cũ Nói Xấu Công Ty Trên Mạng Và Cách Xử Lý

Nội dung bài viết:

  • Các hình thức nhân viên cũ nói xấu công ty trên mạng;
  • Công ty nên làm những gì trước các thông tin nói xấu;
  • Quy định pháp luật và các chế tài xử lý.

tạo lập chứng cử xử lý tin giả

  1. Các hình thức nhân viên cũ nói xấu công ty trên mạng.
  • Nhân viên cũ là nhân viên đã từng được công ty tuyển dụng và giao việc, được quản lý và điều hành, giám sát của cấp quản lý công ty.
  • Trong quá trình thực hiện công việc được giao, nhân viên cũ và người quản lý hoặc nhân viên khác của công ty có sảy ra xung đột, dẫn tới có sự hiểu lầm hoặc hiểu chưa đúng nội dung sự việc, hoặc các bên giải quyết xung đột một cách chưa hợp lý dẫn đến bức xúc của một bên là nhân viên cũ.
  • Sau khi đã nghỉ việc tại công ty, nhân viên cũ đã lên mạng tố cáo các sự việc một cách hơi tiêu cực, hoặc thiếu chính xác hoặc sự việc không đúng và không đầy đủ, dẫn tới người khác đọc được và có nhận thức, suy nghĩ tiêu cực về công ty, về sự việc và người có liên quan.

Hậu quả của việc nói xấu trên mạng:

  • Nói xấu và bêu xấu về công ty cũ trên mạng Làm mất uy tín, gây ảnh hưởng xấu về hình ảnh công ty, các mối quan hệ khác của công ty với nhân viên cũ của công ty, nhân viên đang làm việc tại công ty, các nhân viên có ý định ứng tuyển vào công ty để làm việc.
  • Các đối tác làm ăn, kinh doanh với công ty có cai nhìn không thiện cảm về sự việc này, đánh giá công ty không tốt. Nếu có sự hợp tác nào cũng có sự đề phòng và không tin tưởng về công ty.
  • Về cơ quan nhà nước, có sự phân nghi ngờ về sự hoạt động đúng đắn của công ty với người lao động, có thể sẽ quan tâm hơn về lao động, tiền lương, thuế, bảo hiểm… để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
  • Về khách hàng, các khách hàng đọc được nội dung bêu xấu luôn có tâm lý nghĩ xấu về công ty, và mong muốn đứng về phía người lao động để chống lại công ty. Dẫn tới công ty mất lượng khách hàng lớn, và mất doanh thu.
  • Về sự phát triển tương lai của công ty, do có sự kiện nói xấu đó có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty, mở rộng hoạt động kinh doanh. Dẫn tới thua kém đối thủ và có khả năng thu hẹp kinh doanh.

Trên đây là những hệ lụy có thể sảy ra khi nhân viên cũ của công ty nói xấu công ty trên mạng. Khi có các sự kiện này sảy ra, rất cần người biết cách xử lý khủng hoảng để hài hòa các mối quan hệ, không gây ra tác động lớn tiếp theo và có thể lợi dung tình huống này để quảng cáo và quảng bá thương hiệu của công ty.

 

Công ty nên làm những gì trước các thông tin nói xấu của nhân viên cũ?

Khi có sự kiện nói xấu trên mạng của nhân viên cũ, công ty cần đánh giá nội dung nói xấu của nhân viên cũ là đúng hay sai, hay là thông tin chưa chính xác? Hoặc là chưa đầy đủ? Từ đó công ty mới có cách xử lý tình huống tốt.

  • Công ty có các giấy tờ, hình ảnh, người làm chứng chứng minh các thông tin nói xấu của nhân viên cũ là sai?
  • Xác định rõ, nhân viên cũ này thân thiết với người nào đang làm việc trong công ty?
  • Xác định nhân thân nhân viên cũ này có vấn đề gì tại công ty? Với nhân sự khác trong công ty?
  • Công ty nên cử nhân sự nào xử lý tình huống này?
  • Công ty có nên mời luật sư hoặc người đại diện am hiểu pháp luật, am hiểu tâm lý tham gia xử lý sự kiện này?
  • Công ty nên lên kế hoạch trước để xử lý sự cố này.

Sau khi chuẩn bị thông tin và kế hoạch nhanh, công ty tiến hành xử lý trên truyền thông mạng trục tiếp với người nói xấu để có cơ sở làm việc với người bêu xấu, đôi khi thông tin người lao động nói không rõ ràng vì vậy công ty cần xác nhận lại để người bêu xấu nói rõ hơn về thông tin công ty, thông tin bêu xấu, thông tin khác cần thiết.

Sau đó công ty có thể mời nhân sự cũ đó lên công ty làm việc, trao đổi và giải quyết vấn đề, nếu công ty nợ tiền thì sẽ thanh toán đủ số tiền còn nợ, nếu công ty sai thì công ty sẽ xin lỗi nhân sự đó. Thể hiện công ty luôn cầu thị giải quyết vấn đề, tôn trọng nhân viên, tôn trọng sự thật khách quan, và không mong muốn sự kiện sảy ra ngoài tầm kiểm soát của cả hai bên.

Trường hợp nhân sự cũ vẫn tiếp tục có các hành động làm ảnh hưởng đến uy tín, và ảnh hưởng đến hoạt động công ty, thì công ty có thể yêu cầu Văn phòng thừa phát lại để lập vi bằng về nội dung nói xấu không đúng về công ty, về sự kiện đã sảy ra.

Sau đó công ty có thể yêu cầu cơ quan chức năng, và cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết vụ việc này.

Chế tài xử lý:

Truy cứu trách nhiệm hình sự: Đây là chế tài mạnh nhất để xử lý hành vi nói xấu trên mạng.

Căn cứ điều 156, điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 sữa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau

Điều 156. Tội vu khống

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
  2. a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  3. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  7. c) Đối với 02 người trở lên;
  8. d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

  1. e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  2. g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
  3. h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  5. a) Vì động cơ đê hèn;
  6. b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  7. c) Làm nạn nhân tự sát.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 

“Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

  1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

 

Chế tài phạt vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả:

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) về việc xử phạt vi phạm sử dụng mạng xã hội, thiết bị điện tử:

“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
  2. a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

 

Để được tư vấn cách thức xử lý sự cố trên mạng, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi

Hỗ Trợ Pháp Lý
Công ty TNHH Luật Vina và Cộng Sự
Điện thoại: 0906847588
Luatvina10B@gmail.com