Nợ Khó Đòi Của Doanh Nghiệp Và Cách Thức Xử Lý
Nội dung bài viết:
- Nợ khó đòi của doanh nghiệp là gì?
- Cần làm gì khi bị nợ khó đòi?
- Các cách thức thu hồi nợ khó đòi.
- Cách phòng chống nợ khó đòi.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán được sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng đã khó, khâu thu tiền và đòi công nợ đối với khách hàng đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ chưa thanh toán cũng khó khăn gian nan không kém.
- Nợ khó đòi của doanh nghiệp là gì?
Nợ của doanh nghiệp là gì? Là khoản tiền hoặc tương đương tiền doanh nghiệp phải thu từ khách hàng hàng do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng nhưng khách hàng chưa thanh toán theo thỏa thuận.
Nợ khó đòi là khoản nợ của doanh nghiệp đã quá hạn theo thỏa thuận, doanh nghiệp đã thực hiện để thu hồi nợ nhiều lần đối với bên nợ nhưng bên nợ vẫn không thực hiện thanh toán số nợ đầy đủ cho bên doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần làm gì đối với nợ khó đòi?
Trong quá tình hoạt động kinh doanh, bên cung cấp dịch vụ hoặc bán sản phẩm luôn mong muốn cung cấp dịch vụ và sản phẩm tốt đến khách hàng, luôn tìm cách tạo mối quan hệ và giữ quan hệ tốt với khách hàng. Tuy nhiên, thu hồi công nợ đối với khách hàng chây ỳ thanh toán, hoặc trốn tránh có thể làm mất đi mối quan hệ giữa nhà cung cấp với khách hàng, từ đó khách hàng có thể không tiếp tục sử dụng hoặc mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần đánh giá lại khách hàng có nợ khó đòi để có chiến lược thu hồi công nợ phù hợp, việc thu hồi công nợ cần có thời gian chuẩn bị hồ sơ tài liệu và cần có chiến lược để chuẩn bị chứng cứ phù hợp với quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nên tìm đến chuyên gia pháp lý như Luật sư, hoặc các chuyên gia am hiểu pháp luật để được tư vấn về các chứng cứ, các hồ sơ tài liệu giao dịch giữa các bên, các tài liệu khác có lợi cho doanh nghiệp, thủ tục thu hồi công nợ phù hợp với quy định của pháp luật. Chuyên gia pháp lý có thể đánh giá được tình hình về khoản nợ khó đòi để đưa ra nhận định riêng cho doanh nghiệp nên thu hồi khoản nợ như thế nào? Có nên thực hiện biện pháp pháp lý để đòi hay là nên thỏa thuận với bên bị nợ để thu hồi công nợ.
Sau khi có tư vấn của chuyên gia pháp lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức thu hồi nợ phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Các cách thức thu hồi công nợ.
Thông thường có các cách thu hồi khoản nợ như sau:
- Liên hệ bên nợ và yêu cầu họ thanh toán khoản nợ;
- Thương lượng bên nợ để họ thanh toán khoản nợ;
- Kiện bên nợ ra cơ quan tài phán để nhờ bên cơ quan tài phán phán quyết về khoản nợ và trả nợ;
- Tố cáo bên nợ đến cơ quan có thẩm quyền, từ đó nhờ bên cơ quan có thẩm quyền thu hồi lại số nợ.
Có nhiều cách khác nhau để thu hồi công nợ, nhưng trong bài viết này chúng tôi chỉ nêu về thỏa thuận thu hồi nợ hoặc kiện ra cơ quan tài phán. Cách nào thu hồi công nợ tốt nhất? thì không có câu trả lời nào là tốt nhất mà chỉ có cách nào thu hồi nợ phù hợp nhất cho từng khoản nợ nhất định đối với từng bên nợ và tại từng thời điểm.
a. Thỏa thuận để thu hồi công nợ.
Đây có lẽ là cách tốt nhất để thu hồi công nợ mà doanh nghiệp có thể giữ được mối quan hệ với khách hàng, là thỏa thuận của các bên nên bên nợ hầu như sẽ tự nguyện thi hành thỏa thuận và thanh toán khoản nợ cho doanh nghiệp. Đây cũng là phương án thu hồi nợ mà doanh nghiệp ít mất thời gian thu hồi công nợ và tốn ít chi phí.
Tuy nhiên, đây lại là phương án cần nhiều kỹ năng của bên đi đòi nợ và hiệu quả của phương án này tùy thuộc vô hoàn cảnh và vị trí của bên đi đòi nợ và bên nợ. Chúng tôi luôn khuyến khích các bên thỏa thuận được với nhau để thực hiện thanh toán khoản nợ để các bên giữ được mối quan hệ kinh doanh, tiết kiệm thời gian cho các bên và tránh gây rắc rối phát sinh trong quá trình thu hồi công nợ.
b. Doanh nghiệp kiện bên nợ ra cơ quan tài phán.
Ở đây chúng tôi không nêu chi tiết về quá trình thực hiện vụ kiện để thu hồi công nợ, mà chúng tôi chỉ nêu lợi thế và bất lợi khi thực hiện đòi nợ theo phương án này.
Lợi thế: Do cơ quan có thẩm quyền thực hiện phán quyết về khoản nợ và thực hiện trả nợ đối với bên kiện và bên bị kiện, bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Sau khi phán quyết có hiệu lực thì các bên thực hiện theo phán quyết của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp không thực hiện thì các bên có thể yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện phán quyết của cơ quan tài phán. Như vậy khoản nợ có thể thu hồi theo phán quyết, bên nợ có nghĩa vụ thực hiện hoặc bị cưỡng chế thực hiện theo phán quyết của cơ quan tài phán.
Bất lợi: Trong quá trình nhờ cơ quan tài phán phân xử, các bên có thể đưa ra lập luận và chứng cứ để bổ sung cho ý kiến và quản điểm của mình và phản bác lại yêu cầu của bên còn lại, khoản nợ có thể gặp bất lợi nếu bên kiện có chứng cứ yếu.
Thời gian xử lý thông qua cơ quan tài phán thường mất thời gian và diễn ra thời gian dài, có những vụ kiện tụng có thể diễn ra 3 – 10 năm làm cho các bên rất mệt mỏi để theo đuổi vụ kiện.
Về chi phí để thực hiện kiện tụng là tốn kém, do vụ kiện có thể kéo dài dẫn tới chi phí đi theo cũng rất tốn kém.
Về khoản thi hành án để thực hiện theo phán quyết tòa án những là một rắc rối không nhỏ, có nhiều phán quyết của cơ quan tài phán không thể thi hành án trong thực tế được hoặc thi hành án được nhưng rất rắc rối và phức tạp dẫn tới khoản nợ thu được không như mong đợi.
- Cách phòng chống nợ khó đòi
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nêu quan điểm về phòng chống nợ khó đòi theo góc nhìn của pháp lý, thông thường, để an toàn về tài chính các doanh nghiệp yêu cầu khách hàng thanh toán tiền rồi mới giao hoàng hoặc thực hiện dịch vụ, đặt cọc số tiền lớn để thực hiện dịch vụ hoặc cung cấp sản phẩm, sau khi làm xong dịch vụ là phải thanh toán tiền. Nhưng số lượng doanh nghiệp thực hiện theo kế hoạch này rất ít trên thị trường, thường là với các doanh nghiệp lớn có tính độc quyền cao, hoặc các doanh nghiệp chấp nhận có ít khách hàng. Các doanh nghiệp này hầu như không phát sinh công nợ hoặc phát sinh nhưng rất ít vì vậy doanh nghiệp ít khi sảy ra tranh chấp đòi tiền nợ đối với khách hàng.
Để bảo vệ doanh nghiệp trước khoản nợ khó đòi, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước như sau:
- Không cho công nợ đối với các khách hàng mới, hoặc các khách hàng có quy mô hoạt động nhỏ.
- Tìm hiểu khách hàng trước khi cho khách hàng nợ.
- Cho công nợ đối với các khách hàng uy tín nhưng số nợ vừa phải, nên giới hạn mức số nợ nhất định.
- Thời gian cho công nợ nên ngắn, và có cơ chế thúc giục thanh toán công nợ và ngưng cung cấp dịch vụ.
- Nếu có thực hiện công nợ, nên tham vấn ý kiến chuyên gia để thực hiện các hồ sơ, tài liệu chuẩn trước khi thực hiện công nợ.
Chúng tôi có cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng truy thu công nợ, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá khả năng thu hồi nợ của bên doanh nghiệp.
- Nghiên cứu bên nợ để đánh giả khả năng tài chính và tài sản bên nợ.
- Đề xuất các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp để bên nợ không tẩu tán tài sản.
- Thực hiện các công việc để gặp bên nợ thỏa thuận về khoản nợ và thu hồi khoản nợ cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc, và chuẩn bị hồ sơ tài liệu để khởi kiện bên nợ ra cơ quan tài phán.
- Thực hiện các công việc với bên cơ quan thi hành án để yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện cưỡng chế.
Để biết thêm chi tiết, và để được tư vấn cụ thể về vấn đề của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0906847588