06/10/2023

Những Lưu Ý Khi Soạn Hợp Đồng Thương Mại Mua Bán Hàng Hóa

Mua bán hàng hóa diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của mỗi cá nhân, tổ chức. Đối với các giao dịch mua bán hàng hóa số lượng lớn, giá trị cao cần có hợp đồng chặt chẽ để ràng buộc các bên thực hiện theo thỏa thuận.

Nội dung bài viết:

  • Mua bán hàng hàng hóa nào nên cần hợp đồng?
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa thường sảy ra tranh chấp nào?
  • Những điều cần lưu ý khi soạn hợp đồng mua bán hàng hóa.

 

  1. Những giao dịch mua bán hàng hóa nào nên cần hợp đồng?
  • Giao dịch mua bán hàng hóa nhỏ, phục vụ cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng nên có hợp đồng đó là các biên nhận thanh toán, các thỏa thuận bằng lời nói, hoặc các bản báo giá và thống nhất của các bên bằng thói quen, tập quán vùng miền. những giao dịch mua bán hàng hóa này có các hình thức hợp đồng đơn giản, sự việc tranh chấp ít, nếu có xung đột sảy ra, các bên có thể thỏa thuận và giải quyết nhanh chóng.
  • Đối với các giao dịch mua bán hàng hóa lớn hơn, đó là mua bán hàng hóa phục vụ kinh doanh của cá nhân, hoặc hộ gia đình chúng ta thường có các hợp đồng đơn giản. Hợp đồng bằng lời nói, các tin nhắn hoặc email đơn giản, hoặc cuộc điện thoại thống nhất giữa các bên. Thông thường các giao dịch này cũng ít phát sinh tranh chấp, nếu có thì các bên thường tự thương lượng hòa giải với nhau.
  • Giao dịch mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau, đay là giao dịch thường có giá trị lớn, khả năng sảy ra xung đột nhiều, các bên khó tự mình giải quyết các xung đột

Trao đổi, thỏa thuận và thương lượng chi tiết giúp hợp đồng có nội dung tốt.

  1. Các loại tranh chấp thường sảy ra trong mua bán hàng hóa.

Tranh chấp sảy ra thường tiềm ẩn phát sinh trước khi ký kết hợp đồng, trươc skhi ký kết hợp đồng các bên chỉ mong muốn nhanh chóng được giao kết hợp đồng nhưng xem nhẹ các yếu tố khác tiềm ẩn rủi ro tranh chấp xung đột về sau. Sau đây là các tranh chấp thường xảy ra đối với giao dịch mua bán hàng hóa:

  • Chủ thể giao kết hợp đồng: Tranh chấp này thường ít xảy ra, nên các bên ít chú ý đến vấn đề này. Nếu chủ thể giao kết hợp đồng chưa đúng với quy định pháp luật, thì hợp đồng đã giao kết có thể bị vô hiệu.
  • Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của bên mua: Sau khi giao kết hợp đồng, các bên có thể sảy ra tranh chấp về thơi hạn thanh toán tiền hàng, quy trình thanh toán, hồ sơ thanh toán, địa điểm thanh toán…Vì vậy hợp đồng cần quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng về thanh toán.
  • Tranh chấp về chủng loại, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm, số lượng sản phẩm: Trong quá trình trao đổi, thương lượng các bên có thể thỏa thuận về vấn đề này nhưng chỉ thỏa thuận đơn giản, bên này cứ nghĩ bên kia hiểu ý và nhận biết rõ ý định của mình, nhưng trong hợp đồng mua bán hàng hòa thì ghi nhận không rõ ràng, và nếu có thỏa thuận thì nêu một cách chung chung, và mỗi bên hiểu một ý khác nhau.
  • Tranh chấp về địa điểm giao hàng, nghĩa vụ nhận hàng, thời hạn giao hàng: Các bên trong quá trình trao đổi, thương lượng mua bán hàng hóa thường chú trọng đến hàng hóa, chi phí, và chất lượng hàng hóa, ít khi chú trọng đến địa điểm giao hàng, giao hàng ở đâu? Nhận hàng như thế nào? Thời hạn nào phải giao hàng? Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về vấn đề này không phải là ít.
  • Tranh chấp về sự kiện khác làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của bên còn lại: Sự kiện bất khả kháng, hoàn cảnh thay đổi cơ bản hoặc thay đổi khác nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên làm ảnh hưởng lớn đến một bên thì bên bị ảnh hưởng thường đề xuất thương lượng, và bên còn lại ít khi chấp nhận dề xuất của bên kia do hợp đồng không thỏa thuận.
  • Tranh chấp về thẩm quyền xét xử, nơi xét xử, luật áp dụng: Thông thường các bên ghi nhận về giải quyết tranh chấp là trọng tài kinh tế, hoặc tòa kinh tế, ghi nhận một cách đơn giản và chung chung vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn khi nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Để giải quyết được tranh chấp, mất nhiều thời gian để các bên thỏa thuận, thương lượng, hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp cần thời gian để xem xét thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Nên để người khác, bộ phận khác kiểm tra lại hợp đồng

  1. Những lưu ý khi soạn hợp đồng mua bán hàng hóa.

Để có hợp đồng mua bán hàng hóa chặt chẽ, và là cơ sở để các bên thực hiện theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng, thì các bên nên thực hiện các bước:

  • Các bên nên thỏa thuận rõ và cần thời gian xem xét, đối chiếu.
  • Nên có các sản phẩm mẫu để các bên hiểu, và nắm rõ các tiêu chuẩn, chủng loại, mẫu mã sản phẩm.
  • Dự liệu các tình huống có thể phát sinh sảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Nên giới hạn điều trong hợp đồng, tránh chồng chéo giữa các điều khoản.
  • Điều khoản giải thích các từ, cụm từ để thống nhất nội dung trong hợp đồng.

Kiểm tra kỹ nội dung trong hợp đồng

Để được hỗ trợ về hợp đồng, rà soát hợp đồng, tư vấn về hợp đồng, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi như sau:

Điện thoại: 0906847588

Email: luatvina10b@gmail.com

Soạn thảo và rà soát hợp đồng
Công ty TNHH Luật Vina và Cộng Sự
Điện thoại: 0906847588
Luatvina10B@gmail.com