Doanh Nghiệp Nên Gia Hạn Giấy phép Lao Động Khi Nào Theo Nghị Định 152?
Nội dung bài viết sẽ trình bày các ý sau:
- Khó khăn của người áp dụng pháp luật.
- Cách áp dụng quy định pháp luật của cơ quan nhà nước và khó khăn cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên nộp hồ sơ làm gia hạn Giấy phép lao động khi nào?
- Hậu quả xảy ra nếu không kịp gia hạn Giấy phép lao động?
- Khó khăn của cơ quan áp dụng pháp luật cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Chính phủ Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, luôn tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam an tâm. Chính phủ đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi các doanh nhân Việt Nam khởi nghiệp, sáng tạo, cống hiến cho đất nước.
- Các quy định pháp luật ban hành của quốc hội và chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhất là nghị định 152/2020/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 30/10/2020 “Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam” có nêu rõ các bước thực hiện, các đối tượng được quy định rõ, giúp các doanh nghiệp hiểu và thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
- Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, do sức mua giảm vào cuối năm và thiếu hụt đơn hàng dẫn đến tình trạng lao động Việt Nam thất nghiệp nhiều, các doanh nghiệp liên tục sa thải nhân công. Tỷ lệ thất nghiệp theo báo cáo số liệu của Tổng cục thống kê 6 tháng đầu năm 2022 như sau: “Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2022 là gần 1,1 triệu người, giảm 41,6 nghìn người so với quý trước và giảm 112,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2022 là 2,32%, giảm 0,14 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,30 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.” tạo áp lực lên người thực thi và áp dụng quy định pháp luật.
- Nếu tạo điều kiện cấp giấy phép lao động người nước ngoài tại Việt Nam, số lượng lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ tăng lên nhưng đánh mất cơ hội lao động Việt Nam có thể được tuyển dụng và làm việc tại doanh nghiệp. Nếu gây áp lực và gây khó cho doanh nghiệp xin cấp giấy phép lao động nước ngoài tại Việt Nam, thì số lượng lao động người nước ngoài có thể sẽ giảm và lao động Việt Nam có thể được tuyển dụng tăng lên, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Khi đó làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng.
- Cách áp dụng quy định pháp luật của cơ quan nhà nước và khó khăn của doanh nghiệp.
Chúng tôi chỉ nêu lên mấy vấn đề và sự cố tiêu biểu mà đơn vị dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài đã gặp phải, các trường hợp chúng tôi nêu dưới dây không áp dụng chung cho tất cả các cơ quan nhà nước.
- Mỗi cơ quan nhà nước phụ trách quản lý và cấp giấy phép lao động người nước ngoài có cách hiểu và cách áp dụng quy định khác nhau về cấp giấy phép lao động đối với Nghị định 152.
- Mỗi cơ quan yêu cầu doanh nghiệp soạn hồ sơ và cung cấp hồ sơ khách nhau để làm thủ tục cấp giấy phép lao động là khác nhau. Về việc Thực hiện giải trình nhu cầu thay đổi sử dụng lao động (Mẫu số 1 hoặc Mẫu số 2) để xin cấp chấp thuận vị trí công việc cho lao động người nước ngoài cũng làm doanh nghiệp rất khổ sở và khó khăn. Có nhiều tỉnh và cơ quan chỉ cần doanh nghiệp soạn đúng mẫu và theo đúng nhu cầu là được, và chấp thuận cấp vị trí cho doanh nghiệp. Nhưng có nhiều tỉnh yêu cầu giải trình mẫu 1 và mẫu 2 dài lê thê, nêu lý do dài lê thê, trình bày dài lê thê có khi làm 1 vị trí doanh nghiệp phải làm giải tình mẫu 1 hoặc mẫu lên 3-4 trang giấy A4. Cuối cùng cũng chỉ nói lên vấn đề doanh nghiệp muốn tuyển lao động người nước ngoài và không tuyển lao động người Việt Nam. Chưa kể, mẫu này có thể họ thay đổi chóng cả mặt, hôm nay lên hỏi hướng dẫn có yêu cầu 1; ngày hôm sau lên hỏi lại cơ quan nhà nước có yêu cầu thay đổi gì để soạn để nộp cho vị trí khác thì mẫu lại thay đổi. Riêng Mẫu số 11, phần ghi thời gian làm việc thì mỗi cơ quan yêu cầu 1 kiểu, và tùy từng thời điểm lại yêu cầu doanh nghiệp ghi 1 kiểu, quy định thì nêu rất rõ, nhưng cách áp dụng quy định của cơ quan nhà nước lại rất đa dạng, làm cho doanh nghiệp thậm chí là các công ty dịch vụ chuyên nghiệp làm giấy phép lao động còn trở tay không kịp.
- Cách thức nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động của từng cơ quan nhà nước cũng khác nhau, thời gian để cơ quan nhà nước tiếp nhận là khác nhau. Có thời điểm sau 2 đến 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đã được tiếp nhận. Có thời điểm lên 25 ngày kể từ ngày nộp họ mới tiếp nhận hồ sơ.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đáp ứng theo yêu cầu, mỗi cơ quan nhà nước lại có cách xử lý khác. Có lúc họ từ chối xử lý trên hệ thống tiếp nhận online để doanh nghiệp biết, có cơ quan lại gọi điện hoặc thông báo bằng Email để doanh nghiệp bổ sung hồ sơ theo quy định. Đây là bước làm doanh nghiệp nộp hồ sơ hồi hộp nhất, chờ đợi có khi lên 20-25 ngày mới được tiếp nhận hồ sơ, theo quy định thời gian xử lý có khi 5-7 ngày, sau đó là đi lên lấy kết quả đã nộp, doanh nghiệp nhận được văn bản từ chối xử lý hồ sơ với lý do rất mơ hồ và không rõ ràng ….. Như vậy, để nhận được kết quả dịch vụ hành chính công không như mong đợi, doanh nghiệp có khi chờ đến 40 ngày mới biết chính xác. Sau đó, doanh nghiệp lại nộp lại hồ sơ, lại chờ đợi có khi lại bị từ chối tiếp với lý do khác, doanh nghiệp lại mất thêm 40 ngày. Quy trình nộp hồ sơ này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi lên 3 tháng hồ sơ nộp chưa chắc đã có kết quả như mong muốn. Những doanh nghiệp đã trải qua giai đoạn nộp hồ sơ này, sẽ hiểu được dịch vụ và quy trình làm việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài khó khăn như thế nào. Có những cơ quan rất hỗ trợ doanh nghiệp, báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung theo quy định thì kết quả dịch vụ công rất nhanh, nhưng không phải cơ quan nhà nước nào, không phải công chức, viên chức nhà nước nào cũng hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp.
- Ngoài hồ sơ phải nộp theo quy định của pháp luật, mỗi cơ quan có thể yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung kèm theo hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Hồ sơ bổ sung này cũng có thể thay đổi theo thời gian, tháng này có thể yêu cầu 1 hồ sơ bổ sung, các tháng sau có thể yêu cầu thêm mấy hồ sơ khác. Vì vậy hồ sơ nộp bổ sung không có thông báo cụ thể, khi nộp doanh nghiệp mới biết chính xác là cần nộp thêm gì.
- Doanh nghiệp nên nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động khi nào?
- Đối với các khách hàng lâu năm của chúng tôi, là công ty dịch vụ chúng tôi luôn lên kế hoạch trước ít nhất 01 năm cho khách hàng. Cuối mỗi năm, bắt đầu từ tháng 10 hàng năm, công ty chúng tôi thông báo khách hàng chuẩn bị lên danh sách người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại công ty và có kế hoạch gia hạn giấy phép lao động hoặc xin cấp mới giấy phép lao động gửi công ty Dịch vụ chúng tôi.
- Sau khi nhận được danh sách từ khách hàng, chúng tôi lên danh sách các khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ gì? Khi nào nên làm và khi nào nên chuẩn bị gửi khách hàng. Từ đó người lao động nước ngoài biết và có sự chuẩn bị đầy đủ một cách chủ động.
- Sau đó, chúng tôi chuẩn bị hồ sơ và gửi khách hàng ký đóng dấu và nộp hồ sơ cho nhưng người có thời hạn gấp như tháng 1, tháng 2, tháng 3 của năm tiếp theo.
- Chúng tôi luôn khuyến cáo khách hàng, đối với những người có nhu cầu làm gia hạn giấy phép lao động hoặc xin cấp mới giấy phép lao động, khách hàng nên chủ động và chuẩn bị trước ít nhất 06 tháng trước khi thời hạn giấy phép lao động hết hạn.
- Đối với gia hạn giấy phép lao động, doanh nghiệp nên chuẩn bị trước xin chấp thuận vị trí công việc, sau khi đã có kết quả chấp thuận vị trí công việc doanh nghiệp chuẩn bị tiếp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động đầy đủ theo quy định. Đợi đến hạn theo quy định được nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động còn 40 ngày, khách hàng hãy tiến hành nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động.
- Đây là khuyến cáo của công ty chúng tôi đối với các khách hàng làm dịch vụ với chúng tôi, còn các doanh nghiệp khác có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động tùy nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị, và nộp sớm để có thời gian dư thừa xử lý các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.
- Hâu quả pháp lý sảy ra nếu Giấy phép lao động không kịp gia hạn theo quy định.
- Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ để xin cấp mới lại giấy phép lao động theo quy định của nghị định 152.
- Trong thời gian chưa có Giấy phép lao động mới, nhiều Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thể chi trả lương cho người lao động, dẫn tới người lao động làm không có lương.
- Thị thực hoặc thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài phải gia hạn hoặc phải xin cấp mới. Trường hợp cơ quan Xuất nhập cảnh không cấp phép gia hạn thị thực hoặc cấp mới thì người nước ngoài phải xuất cảnh rời khỏi Việt Nam trước khi thịc thực hoặc thẻ tạm trú hết hạn. Trong thời gian năm 2021 – 2022 rất nhiều người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam bị trường hợp này, họ phải xuất cảnh rời Việt Nam sau đó đợi doanh nghiệp làm thị thực mới và nhập cảnh lại Việt Nam theo thị thực mới, đã làm ảnh hưởng lớn đến công việc của người lao động, chi phí phát sinh của doanh nghiệp và người lao động, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nếu người lao động nước ngoài có vợ hoặc chồng, con cái đi theo thì đây là một vấn đề lớn với họ, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình.
- còn có nhiều vấn đề khác phát sinh đối với người lao động nước ngoài, chúng tôi không liệt kê ở đây.
Kết luận:
Là đơn vị nhiều năm cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động, thị thực nhập cảnh, thẻ tạm trú cho người nước ngoài, chúng tôi luôn khuyến cáo người lao động, doanh nghiệp tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ quan nhà nước luôn cố gắng thực hiện quản lý nhà nước tốt đối với người nước ngoài, và cũng cố gắng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính đơn giản. Nhưng có nhiều cán bộ công chức, viên chức thực hiện không đi theo chính sách mà chính phủ kêu gọi làm ảnh hưởng đến kế hoạch của doanh nghiệp và lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Chủ động chuẩn bị hồ sơ, lên kế hoạch thực hiện sớm làm Giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, visa, thị thực, thẻ tạm trú.
Báo cáo và khai báo với với quan nhà nước theo quy định về lao động nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam do doanh nghiệp bảo lãnh.
Để được hỗ trợ, Quý khách vui lòng liên hệ:
- Email: Luatvina10B@gmail.com
- Điện thoại: 0906. 847.588 (Zalo, Viber, Whatapps)
Lao động
- Đơn Khiếu Nại Sở Lao Động Về Việc Từ Chối Cấp Giấy Phép Lao Động
- Nhập Cảnh, Xuất Cảnh Cửa Khẩu Mộc Bài Và Lưu Ý
- Visa, Thẻ Tạm Trú người Trung Quốc Bị Mất Và Cách Thức Xử Lý
- Visa, Thẻ Tạm Trú, Hộ Chiếu Bị Mất Và Cách Thức Xử Lý
- Làm Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài Theo Luật Mới
- Gia Hạn Visa Tại Việt Nam Theo Luật Mới Năm 2024
- Người Lao Động Theo Diện Di Chuyển Nội Bộ Doanh Nghiệp Đóng Bảo Hiểm Như Thế Nào?
- Làm Giấy phép Lao Động Theo Diện Di Chuyển Nội Bộ Doanh Nghiệp
- Dịch vụ làm visa nhập cảnh theo diện thương mại, làm việc tại Việt Nam
- Dịch vụ báo cáo tình hình sử dụng lao động theo quy định